DSLR là dòng máy ảnh chuyên nghiệp, được nhiều nhiếp ảnh gia lựa chọn sử dụng. Một trong những tính năng nổi bật của thiết bị đó chính là chế độ đo sáng hiện đại đem tới nhiều trải nghiệm thú vị cho người dùng. Để hiểu thêm về các chế độ đo sáng máy ảnh DSLR, quý bạn đọc hãy theo dõi những chia sẻ trong bài viết dưới đây.
Mục lục chính
Đo sáng máy ảnh là gì?
Đo sáng máy ảnh là cách mà chiếc máy ảnh của bạn sẽ đưa ra các lời khuyên để bạn quyết định lựa chọn tốc độ chụp và khẩu độ như thế nào cho phù hợp và chuẩn xác nhất. Nó dựa vào ánh sáng đi vào cảm biến ISO chứ không trực tiếp điều chỉnh các yếu tố đó.
Nếu như trước đây, các nhiếp ảnh gia phải thực hiện các thao tác thủ công để quyết định chất lượng ánh sáng bởi việc này được làm trên các tấm film nên không thể nhìn thấy kết quả ngay lập tức. Nhưng với những chiếc máy ảnh DSLR thì hoàn toàn khác, lúc nào cũng có một phần đo sáng tự động và phản ảnh lại trên màn hình và nó tối ưu hóa ánh sáng đi vào theo nhiều chế độ khác nhau.
Các chế độ đo sáng máy ảnh phổ biến hiện nay
Tùy thuộc vào từng dòng máy sẽ có các chế độ đo sáng máy ảnh khác nhau nhưng chúng sẽ có các chế độ phổ biến sau đây:
Chế độ đo sáng máy ảnh toàn khung (Evaluative/Matrix Metering)
Đây là một trong số các chế độ đo sáng máy ảnh được nhiều người lựa chọn sử dụng nhất. Với chế độ này, máy ảnh sẽ chia khung hình thành nhiều khu vực và áp dụng thuật toán riêng biệt của từng hãng để đo sáng cho toàn bộ khung hình. Từ đó, bức ảnh chụp ra sẽ có độ sáng trung bình với tất cả các chi tiết trong ảnh. Chế độ này hay được sử dụng để chụp phong cảnh hoặc trong điều kiện ánh sáng chan hòa.
Nhiều nhiếp ảnh gia nghĩ rằng máy ảnh sẽ nhận được ánh sáng chính xác như bạn muốn nhưng thực tế thì không phải vậy nhất là khi bạn chụp các bức ảnh tối hoặc nghệ thuật. Người dùng tuyệt đối không nên sử dụng chế độ này khi chụp ảnh ngược sáng.
Đo sáng trung tâm ( Center – Weighted Metering)
Máy ảnh sẽ đo sáng phần giữa khuôn hình và cân sáng bức ảnh của bạn dựa theo đó. Chế độ đo sáng trung tâm khác với đo sáng toàn khung ở chỗ nó chỉ đo sáng phần ở giữa và bỏ qua các chi tiết khác ở phần góc ảnh.
Ví dụ như bạn muốn chụp một bức ảnh chân dung cận cảnh, có mặt trời xuất hiện ở góc hình; trong trường hợp này máy ảnh sẽ tự động bỏ qua mặt trời mà chỉ tập trung vào chủ để ở vị trí trung tâm bức hình.
Đo sáng điểm (Spot Metering)
Máy ảnh sẽ đo sáng từ một điểm cố định trong khung hình, sẽ có từ 3-5% khung hình được đo sáng tùy theo điểm lấy nét của bạn. Chế độ này phù hợp cho các bức ảnh chụp chân dung hoặc khung hình có ánh sáng phức tạp.
Phù hợp nhất với các trường hợp chụp ngược sáng, khi các khung hình có độ chênh lệch ánh sáng cao hoặc trong các trường hợp dễ bị cháy sáng như chụp đồ màu trắng hay chụp áo dài. Người dùng không nên sử dụng chế độ đo sáng điểm trong các trường hợp có ánh sáng chan hòa.
Đây là một trong số các chế độ đo sáng máy ảnh được ưa thích sử dụng nhất vì máy ảnh sẽ đo sáng ở một vị trí nhỏ trong khung hình giúp bạn chọn được giá trị phơi sáng phù hợp một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Đây chính là cách giúp bạn có được độ phơi sáng hoàn hảo nhất.
Chế độ đo sáng Partial (cực bộ/một phần)
Máy ảnh sẽ đo sáng ở một khoảng rộng có diện tích khoảng 10-15% khuôn hình xung quanh vị trí điểm căn sáng chính và lấy giá trị trung bình (rộng hơn so với spot). Sử dụng phù hợp nhất khi cần ánh sáng điều hòa tốt tại một vị trí phần tỷ lệ như đã nêu trong bức ảnh.
Với các chế độ đo sáng máy ảnh trên đây, hy vọng sẽ giúp ích bạn. Người dùng nên sử dụng linh hoạt nhiều chế độ đo sáng khác nhau không nên chỉ sử dụng một chế độ; điều này sẽ giúp bạn sở hữu cho mình bức ảnh ưng ý nhất.
Nếu có đóng góp, ý kiến nào cho bài viết, quý bạn đọc hãy comment phía dưới, chinhsuaanh.vn sẽ tổng hợp và gửi đến bạn trong thời gian ngắn nhất.
============================
Xem thêm video tại đây
DOWNLOAD:
✅ SADESIGN PANEL ENGLISH: https://sadesignretouching.com/retouching/
✅ SADESIGN PANEL VIET NAM: https://www.retouching.vn/